1.
Giới thiệu
Hiện nay thế giới đang trong cuộc CMCN 4.0 và ngay tại nước ta, cuộc
CMCN 4.0 cũng đang được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhiều tổ chức Nhà nước và tư
nhân
Nói đến CMCN là nói đến sự thay đổi về chất của việc vận hành các lĩnh
vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Với CMCN 4.0, máy tính đang dần thay thế con
người để đóng vai trò chủ đạo trong việc vận hành một quá trình, một công việc,
một nhà máy, …
Để làm được việc đó cần đến các hệ thống thông minh. Giống như con
người, chúng ta cần các giác quan để cảm nhận thế giới, cần bộ não để hiểu
những gì các giác quan cảm nhận được và ra quyết định cho cơ thể phản ứng lại
thế giới. Hệ thống thông minh cần đến nhiều cảm biến để thu nhận tín hiệu từ
môi trường, cần đến big data và trí tuệ nhân tạo để khai thác thông tin từ các
cảm biến và dự báo, ra quyết định phù hợp. Và trong một số trường hợp, quyết
định có thể cần đến các hệ thống điều khiển vật lý để thực hiện. Tất cả những
cảm biến, máy tính, hệ thống điều khiển cần đến IoT để có thể liên kết và vận
hành, giống như mạng lưới các dây thần kinh liên kết các giác quan, bộ não, tay
chân của
chúng ta.
Khi các hệ thống thông minh có thể được triển khai hoạt động trong mối
tương quan liên kết với nhau, máy móc có thể thay thế đa số hoặc thậm chí hoàn
toàn vai trò của con người trong từng lĩnh vực của nền kinh tế. Điều này cũng
yêu cầu sự phát triển tương ứng của nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin khác như
các hệ thống thực tại ảo, thực tại tăng cường, điện toán đám mây, các vấn đề
tích hợp hệ thống và bảo mật,…
Xử lý ảnh, Thị giác máy, Thực tế ảo là một phần chính của lĩnh vực trí
tuệ nhân tạo có liên quan mật thiết đến: CSDL đa phương tiện, các hệ thống
nhúng, IoT, Thực tế ảo tăng cường và mô phỏng,…
Như chúng ta đã biết, hiện nay con người đã quen với nhiều công nghệ
hiện đại như: hệ thống điều khiển tự động cho robot hoặc ô tô, hệ thống cảnh
báo an ninh và phát hiện đột nhập, hệ thống tra cứu ảnh qua mạng với lượng chỉ
mục khổng lồ, các hệ thống nhận dạng sinh trắc học như vân tay hay mặt người, các
hệ thống mô phỏng, hệ thống mô hình ảo như phát thanh viên ảo, cô giáo giảng
dạy ảo, bảo tàng ảo,… Các công nghệ này có một điểm chung là cần đến những
thuật toán cho phép máy móc có thể đạt được thông tin về sự vật, hiện tượng
trong ảnh hay từ nguồn camera và dựng lại, hiển thị, cũng như trung bày các đối
tượng, hình ảnh trong thế giới ảo và thật. Đây cũng là mục tiêu của xử lý ảnh,
Thị giác máy và Thực tế ảo.
2.
Nhân lực nghiên cứu
10 nghiên cứu viên
3.
Nội dung nghiên cứu
Phát hiện, nhận dạng chất liệu và đối tượng trong ảnh
và video:
- Y tế: Phân tích, phát hiện và phân lớp các bất
thường trên dữ liệu ảnh y khoa CT, MRI, dựng mô hình 3D các tạng đặc, Medical
Image Registration,…
- Giao thông: Phát hiện và đếm xe qua lại tại các chốt
kiểm soát, phân tích, phạt nguội giao thông...
- Nhận dạng sinh trắc: Nhận dạng khuôn mặt, vân tay,
mống mắt, cử chỉ, cảm xúc, hành động, hành vi …
Thực tế ảo:
Xây dựng và phát triển bảo tàng ảo, Bảo tàng khoa học
ảo
Các mô hình học máy và nhận dạng:
-
Mạng Noron nhân
tạo CNN, Deep Learning, SVM, HMM, Mô hình hồi quy,…
-
Mạng GAN (generative adversarial networks): Học
đồng thời mạng sinh dữ liệu và mạng nhận dạng
4.
Kết luận
Nhóm nghiên cứu Xử lý ảnh, Thị giác máy và Thực tế ảo
của Trường Đại học Quy Nhơn nói chung và Khoa CNTT nói riêng hiện đang đẩy mạnh
nghiên cứu dưới dạn các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học các cấp và phát triển
thành những sản phẩm có thể thương mại được trên thị trường trong các lĩnh vực
như: Y tế, Giám sát thông minh, Nông nghiệp thông minh,…
TS. LÊ THỊ KIM NGA